Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Thơ vui: CHẾT DỞ



Thơ vui: CHẾT DỞ
Hải Thăng
Kính chào anh Búc ce Phây
Anh nhiệt tình quá hóa gây phiền hà
sơ sơ trong vài ngày qua
Chỉ riêng thông báo cũng là vô biên
Đăng bài, đăng ảnh liên miên
Luận bình cộc lốc như điên suốt ngày
Lại thêm nút "thích" trên phây
Nhiều ngài bấm chuột một ngày vài trăm
Hỏi một quý, hỏi một năm
Bao nhiêu thông báo vào nằm trong meo
.
Cứ thế này tôi đến tèo
Mất thôi......

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Nhạc kèm theo Ca Từ


XUÂN VỀ LỐI CŨ
Thơ: Yên Dạ Thảo
Nhạc: Nguyễn Văn Thơ
Trình bày: Trần Lệ

* Xin quý vị nghe xong bản nhạc nền ƠN EM MỘT ĐÓA SEN NỒNG, rồi tiếp tục nghe nhạc phẩm XUÂN VỀ LỐI CŨ. Thành thật cám ơn !


Xuân Về Lối Cũ

Xuân thấp thoáng bên thềm nắng đọng
Gió giao mùa ru mộng ngàn xa
Vườn nhà ai nở mầm thương nhớ
Kỷ niệm hồng lưu luyến bướm hoa

Thoáng hương xưa lắng sâu tiềm thức
Say đắm say thi vị ngát tình
Yêu nét chữ, yêu người viết gởi
Tím tơ lòng, giấy trắng nguyên trinh

“Gọi tên ai” … xuyến xao… buồn lạ!
Man mác chiều, đêm lặng lẽ trôi
Nghe bước xuân về trên lối cũ
Đường bay xanh thẳm biếc mây trời

Bình minh xuân vẫn nồng say giấc
Gió nhẹ nhàng lay thức lá sương
Nắng vấn vương hồn hoa chớm nở
Én bay về kịp đến mùa thương! …

Yên Dạ Thảo

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Chào em...hoa bưởi bên đường


Chào em…hoa bưởi bên đường

Lang thang như kẻ thất tình
Dừng chân Giảng Võ, Cát Linh ngẩn người
Nhìn em khoe dáng bên đường
Trắng trong e ấp đưa hương hữu tình

Em vừa mãi tận quê lên
Theo cùng chị, mẹ mưu sinh qua ngày ? (*)
Ta người lữ khách đến đây
Đã ngùi phận bạc lại say hương tình

Nhìn em cánh trắng lung linh
Giữa lòng điểm nhụy vàng xinh phố phường
Em về dập tắt mưa phùn
Nghiêng mình khoe sắc tỏa hương đưa tình

Em về trời đất hiển linh
Cái nồm chẳng thấy rập rình thổi qua
Mùi hương thanh khiết hiền hòa
Nghe như Hà Nội đã là mùa yêu

Tinh khôi, thắm biếc, yêu kiều
Nõn tơ trinh bạch đáng yêu quá chừng !
Em cùng chị, mẹ bên đường
Điểm tô hương sắc quê hương rạng ngời

Yêu em, khó nói thành lời
Bởi chưng lòng đã say hơi men tình
Say là say nghĩa say nhân
Chẳng say lời nói tục trần nổi trôi

Ngày mai ta đã đi rồi
Chào em ở lại với lời vô ngôn
Dù đời sắc sắc không không
Vẫn mong giữ chút bềnh bồng hôm nay

Tuyền Linh

(*) Thường mỗi năm cứ vào tháng ba, nhiều con phố ở Hà thành thơm ngát mùi hoa bưởi từ những quầy gánh của các chị, các mẹ ở quê đưa lên bán, nhộn nhịp nhất là đuòng Giảng Võ, Cát Linh….

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Lục bát tháng 3


Lục bát tháng 3

Tôi về gom lá cuối xuân
Đem phơi nắng hạ xem chừng mơ phai
Tháng 3 nắng gắt đổ dài
Một tôi cổ tích với Sài Gòn mơ

Những nghe mòn mỏi môi chờ
Cả trong giấc ngủ còn ngờ chiêm bao
Tháng 3 đất thấp trời cao
Liêu xiêu hạt nắng tràn vào tâm tư

Tôi ru tôi khúc ngậm ngùi
Hồn theo bóng nắng thân vùi xác thân
Treo tình lên ngọn phù vân
Nhìn em tôi thấy chặp gần chặp xa

Mải mê trong giấc phù hoa
Giật mình với một tháng 3 lạnh hồn
Tôi về nhặt bóng hoàng hôn
Tìm xem trong đó… nỗi buồn còn nguyên

Tuyền Linh

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHI VỀ CHUYẾN ĐI FANSIPAN

Ảnh: Hải Thăng


ĐÔI ĐIỀU SUY NGHI VỀ CHUYẾN ĐI FANSIPAN

Hải Thăng


Sau khi đi Yên Tử về, tôi được gia đình cậu con trai mời tham gia chuyến du lịch Sa Pa hai ngày. Trong chương trình có "Chinh phục đỉnh núi cao nhất Việt Nam - FANSIPAN"
Chuyến đi này gia đình tôi có ba thế hệ cùng tham gia. 
Trong quãng đời công tác tôi đã từng hàng trăm lần leo núi trên các địa hình khác nhau, từng đạp mây, cỡi gió trên các đỉnh đèo... Ấy vậy mà tôi lại là người háo hức nhất, hồi hộp, mong chờ nhất mới lạ. Có lẽ cái đỉnh núi cao nhất Việt Nam được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương và cái chóp nón ghi dòng chữ FANSIPAN - CAO 3143 mét đã cuốn hút tôi chăng.

Khi lên xe ô tô, khi xe chạy trên đường cao tốc Hà Nội - Lao Cai và khi tập kết ở khách sạn Mùa Xuân (Sa Pa) tôi đều háo hức, háo hức đến mức chỉ muốn lao ngay đến ga cáp treo để trèo sáu trăm bậc đá lởm chởm nguyên sơ để lên đỉnh núi. Ở đó ngắm trời, ngắm đất, chụp ảnh kỷ niện với khuôn mặt rạng ngời niềm tự hào về con người và đất nước Việt Nam.

Nào ngờ khi lên đến nơi người ta đã xây những bậc đá hiện đại, lan can đá vững vàng từ ga cáp treo tới đỉnh. Những tảng đá từ thời cuối kỷ Cổ đại, đầu kỷ Trung đại tạo thành đỉnh FANSIPAN - 3143 mét kia được lát xung quanh bằng những tấm bê tông cốt thép vững vàng kết hợp với những lan can vững chắc bao quanh "bảo vệ an toàn cho du khách". Đấy là mọi người nghĩ vậy, còn mục đích của nhà đầu tư như thế nào thì chỉ có trời biết, đất biết và chính họ biết mà thôi. 
Tại đỉnh cao du khách du khách không có cách nào chụp được một tấm ảnh của mình với khung cảnh hoang sơ nguyên thủy trên đỉnh cao đáng tự hào đó. Và cuối cùng chỉ còn biết ngắm cảnh rừng, cảnh núi nguyên sơ mãi tận đằng xa mà thôi.

Tôi thiển nghĩ đi tham quan FANSIPAN là thưởng thức cái hùng vĩ của núi rừng đất Việt. Người đi tham quan cần có bản lĩnh, cần có ý chí quyết tâm, cần bỏ công sức... và chấp nhận mạo hiểm đôi chút. Giá như nhà đầu tư, các nhà quy hoạch giữ lại nét hoang sơ không nhiều thì cũng nên để nguyên nét hoang sơ từ ga cáp treo phía trên lên đỉnh cao 3143 mét để du khách có cơ hội thưởng ngoạn nét hoang sơ trên ngọn núi có một không hai ở Viêt Nam.

Tôi đã đi công tác và nghỉ lại ở Sa Pa nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tôi đi tham quan FanSiPan và thắng cảnh của Sa Pa. Thực tình tôi không biết là buồn hay vui nữa.

Nhưng dù thế nào, nếu có điều kiện ta cũng nên đi FaSiPan một lượt cho biết. Tôi tin với điểm du lịch FanSiPan rất lý thú nhưng chỉ đi một lần và không có lần hai đâu.

Sa Pa là một thị trấn nhỏ, khí hậu mát mẻ quanh năm có lẽ nó phù hợp hơn với những cặp đôi mới cưới hưởng tuân trăng mật. Với khách du lịch nên đi các tua ngắn từ hai đến ba ngày là đủ thời gian đi hết các điểm cần đến. Và đã lên Sa Pa thế nào cũng đi thăm đỉnh FanSiPan. 

Xin trao đổi đôi điều về kinh nghiệm leo FaSiPan:

Khi ra khỏi ga cáp treo phía trên chúng ta chớ vội bước ra ngoài vì nhiệt độ trong nhà ga với bên ngoài thường chênh lệch rất cao. Nhà ga không có phòng trung gian, do đó chúng ta nên thập thò trong - ngoài một lúc để thích ứng với khi trời nhiệt độ thấp (Có khi cảm giác thấy cước tay). Khi bước ra ngoài ta nên đi lại ở sân chùa ngắm cảnh bốn phương để thích ứng với áp suất khí quyển và độ loãng của không khí ở độ cao ba nghìn mét. Khi cảm thấy tương đối thoải mái hãy trèo lên. Khi đi lên, nên bước từng bước vững chắc, đẫy bàn chân, không bước cố, không bước mím bậc gây chóng mệt. Quan trọng nhất là giữ được nhịp thở đều, sâu theo nhịp bước chân giúp cho cơ thể đủ không khí trong điều kiện lạnh giá và không khí loãng. Chỉ cần thận trong và cố gắng đôi chút là có thể thành công.
Khuyến cáo: Đến Sa Pa những người biết uống rượu nên mua bốn loại rượu nổi tiếng của Lao Cai đã được Hải Thăng chuyển thành thơ và kiểm chứng là:
..
RƯỢU NGÔ BẮC HÀ
Hải Thăng
.
Bản Mông rộn rã tiếng xay ngô
Áo váy em xoay lững lững lờ
Ngô đỉnh núi cao, nước Suối Dế
Rượu ngô Bản Phố gợi hồn thơ
(Rượu ngô Bắc Hà hay còn gọi là rượu ngô Bản Phố)
.
.
RƯỢU SAN LÙNG
Hải Thăng
.
Thóc nương vào sữa, nước Pò Sèn
Thảo dược, cao lương trộn ủ men
Cô gái người Dao gầy bếp lửa
Sán Lùng nồng thắm đượm tình em.
.
.
RƯỢU TÁO MÈO
Hải Thăng
.
Táo mèo hay gọi Sơn tra
Chát, chua, thơm, ngọt ... món quà thiên nhiên
Không cao sang, không đắt tiền
Dân gian bài thuốc cổ truyền ông cha.
.
.
RƯỢU SÂU CHÍT
Hải Thăng
.
Rượu sâu chít ở vùng cao
Là niềm tự hào của đấng mày râu
Mỉm cười chồng vợ nhìn nhau
Rượu tiên, thần dược đượm màu nhân gian.

Lưu ý: Khi mua cần chú ý kẻo mua phải rượu rởm.
Ngoài ra ta còn có thể mua được rượu thóc La Pán Tẩn của Yên Bái, rượu Mẫu Sơn của Lạng Sơn...(Các bạn tự tìm hiểu các loại rượu này qua google nhé!).
Chúc các bạn vui vẻ.


Công dân tương lai của bản Cát Cát

Phong cảnh bản Cát Cát

.

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

HAI GIỜ Ở BẢN CÁT CÁT (Một điểm du lịch)


HAI GIỜ Ở BẢN CÁT CÁT
(Một điểm du lịch)

Bản Cát Cát là bản đồng bào dân tộc H'Mông.
Khi chưa có cáp treo bản Cát Cát là một trong ba điểm lên FanSiPan của các tay phượt ưa mạo hiểm và là một điểm đi khó khăn, nguy hiểm nhất.
Các bạn tìm hiểu nó qua hình ảnh nhé; phía trên các dãy núi là đỉnh FanSiPan đấy.































Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

MỘT NGÀY Ở SA PA


MỘT NGÀY Ở SA PA


Hoàng hôn trên đỉnh FanSiPan

Ra khỏi sân ga cáp treo là khu sân chùa rộng rãi, thoáng đãng. Nhiệt độ bên ngoài và trong nhà ga chênh lệch khá cao. Gió thổi mạnh, lớt phớt màn sương mỏng tràn qua sân, cảm giác lạnh giá bao trùm. Do háo hức chinh phục độ cao mà mọi người bỏ qua khung cảnh sân chùa đi lên. Khoảng 15h30' tôi xuống đến sân chùa, thật bất ngờ tôi phát hiện thấy mặt trời thấp thoáng trong mây. Việc ghi hình mặt trời lúc này hơi khó, tôi và một người bạn trong đoàn loay hoay mãi mới chụp được tấm hình có mặt trời này:



(Mặt trời ngay trên nóc chùa, có lẽ do chất lượng máy mà cỡ anh nhỏ không thấy được)


Còn đây là cảnh Hoàng hôn ở sân ga phía dưới chân núi FanSiPan

(Lúc xống đến sân ga phía dười đã hết giờ làm việc trong ngày, công nhân xây dựng chuẩn bị ra về)

Một số hình ảnh về chợ đêm Sa Pa
Chợ đêm Sa Pa thường diễn ra trước của nhà thờ đá. Người H'Mông, người Dao đỏ bán hàng đêm. Đội múa H'Mông biểu diễn tự do vào các ngày lễ, thứ 7, chủ nhật hàng tuần(Khi xem khách tùy tâm thưởng tiền vào một hòm thủy tinh gần đó)








 Đây là cảnh bình minh trên thị trấn Sa Pa mà tôi dậy rất sớm để ngắm nhìn.










Ôi còn nhiều lắm, nhưng thế cũng đủ tra tấn nhau rồi
Mỏi mắt thì dừng lại nhé.
(Còn nữa)

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

HAI GIỜ TRÊN ĐỈNH FANSIPAN


HAI GIỜ TRÊN ĐỈNH FANSIPAN

Được báo trước 2 tuần tôi nằm trong danh sách đi tham quan Sa Pa; trong đó có chinh phục FanSiPan. Trong gia đình có 6 người tham gia gồm ba thế hệ; ông bà, vợ chồng con trai và hai cháu nội. Mặc dù leo núi là nghề của tôi và đã hàng vài trăm lượt lao núi trên các địa hình khác nhau. Hàng vài trăm lượt đi trên mây, đạp trên gió mà tôi vẫn thấy háo hức, hồi hộp quá chừng. Chờ mãi sáng chủ nhật đã đến và tôi đã lên đường để trèo lên ngọn FanSiPan cao 3143 mét.
Hai giờ chiều chúng tôi đến Sa Pa, ăn cơm trưa và nghỉ ngơi chút ít là chúng tôi tiến về chân núi Hoàng Liên Sơn và đi cáp treo lên ngọn núi FanSiPan.
Sau 15 phút đi cáp treo chúng tôi đã có mặt ở ga cáp treo trên đỉnh núi và chỉ 40 phút trèo những bậc đá đẹp là lên đến đỉnh cao nhất.
Ngắm cảnh, chụp ảnh... khoảng 40 phút rồi vào ga cáp treo xuống - Hết.
Kể cũng đơn giản và nhẹ nhàng.

Háo hức là vậy, hồi hộp là vậy và hăng hái là vậy mà chưa đủ cảm hứng làm thơ như khi thăm Yên Tử. Tuy nhiên tôi cũng có hai bài thơ về chuyến đi này; tuy chưa chín đâu nhưng cũng mạnh dạn trình bày cùng các bạn:


VÔ ĐỀ
Hải Thăng

Biết anh nuôi chí lớn
Chinh phục FanSiPan
Gùi Mây em lấp suối
Cho đường anh gần hơn.

Hành trang anh giản đơn
Chai rượu ngô Bản Phố
Có tình em trong đó
Cô gái Mông tảo tần.


ĐỈNH FANSIPAN
Hải Thăng

Đất đá,
Cỏ cây,
Mây trời,
Gió núi
Vẽ nét hoang sơ.

Bậc đá,
Lan can,
Cáp treo,
Chùa lớn,
Dấu ấn thị trường.

Đỉnh cao
Mây trời,
Mưa ngàn,
Gió núi,
Vô tư, nước chảy xuôi dòng.




MỘT SỐ HÌNH ẢNH LEO NÚI.