Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

SẤM TRẠNG TRÌNH và CƠ BÚT

SẤM TRẠNG TRÌNH và CƠ BÚT

Sưu tầm
Ba bài Sấm Trạng Trình chữ Nho ít được biết đến, những lời tiên đoán trùng ý với những nhà Tiên tri khác trên thế giới trong thời gian sắp tới.
BÀI THỨ NHẤT
Phi đĩnh lăng vân vị túc kì
飛 艇 夌 雲 未 足 奇
Thần cơ tại ngã thế nan khuy
神 机 在 我 世 难 窺
Tây dương tẩu Bắc hoàn vô lộ
西 洋 走 北 还 無 路
Việt điểu sào Nam lạc hữu chi
越 鳥 巢 南 樂 有 枝
Thủy phún thành băng kinh Nhật Bản
水 噴 成 冰 驚 日 本
Phong thừa phá lãng tẩu Hoa Kỳ
風 乘 破 浪 走 華 旗
Phá điền tự kiến văn minh hội
破 田 自 見 文 明 會
Tất ốc bồng môn lạc đức huy
篳 屋 蓬 门 樂 德 辉
Lược dịch nghĩa:
Con chuồn chuồn bay lấn mây chưa đủ (thấy làm) lạ
(Ám chỉ phi cơ, trực thăng, phi thuyền, hoả tiễn … các loại)
Thần cơ ở (nơi) Ta, (người) đời khó mà nhìn thấy
(Ý nói về Thần cơ cũng là Thiên cơ, chỉ khi hiện ra sự kiện người đời mới thấy rõ).
Tây dương chạy (về) phương Bắc, mà (cũng) không có đường (để chạy)
(Tây dương bao gồm các người nước ngoài, da trắng Âu Mỹ …)
Chim Việt làm tổ (ở) phương Nam vui có cành (có nơi đậu, trú ẩn)
(Ám chỉ tuy bão lụt, thiên tai, chiến tranh … nhưng nước Việt vẫn được yên ổn, có nơi ẩn trú an toàn hoặc ít bị ảnh hưởng)
Nước phun (lên) thành băng (làm) kinh hãi (nước) Nhật Bản
(Động đất làm thành sóng thần, bão lụt, nạn hồng thủy … tàn phá khốc liệt kinh hoàng ở nước Nhật)
Sóng gió (nổi lên) phá vỡ (mọi thứ) đuổi (nước) Hoa Kỳ chạy
(Động đất, sóng thần, bão tố cuồng phong … tàn phá nước Mỹ phải chạy trốn)
Phá điền (破 田) tự thấy (vận) hội văn minh (mới xuất hiện)
Nhà tranh vách trúc cùng vui trong trong đức sáng ấy
(Hoặc vì chiến tranh làm ra thiên tai, động đất, bão lụt … tai họa xẩy ra trên toàn cầu, nhân loại tang thương vô kể, rồi sau đó mới xuất hiện ra một nền văn minh thịnh vượng đạo đức mới trên thế giới, con người dù giầu hay nghèo cũng được hạnh phúc vui vẻ …).
BÀI THỨ HAI
Bài này do Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khắc vào bát nhang bằng đồng thau để cúng bên Tổ Ngoại của Cụ Trạng, có lẽ Cụ đã có dụng ý nên dùng bát nhang đúc bị méo, trên bát nhang có khắc 16 câu chữ Nho Sấm ký tiên tri về khoảng 400 năm sau này (lịch sổ sổ bách niên), có Thầy Nhân Thập và Song Thiên sẽ là thời cực thịnh (hữu xương hữu xí).
Điều kỳ bí là bát nhang mà Cụ Trạng nói nó méo rồi lại tròn và bể vỡ rồi lại lành lặn trở lại, thì ra năm 1953 nó bị bom đạn phá vỡ, cháu chắt của Cụ đem ra Hải Phòng thuê tiệm Tầu chuyên làm nghề đúc đồ kim khí hàn gắn lại như cũ và nắn lư nhang cho tròn lại, đúng như lời Cụ đã tiên đoán trước. Nhờ có người bạn ở Hải Phòng chép lại được bài thơ trên nhờ người quen đem về Hà Nội cho và ghi chép lại để truyền cho đời sau.
Hiếu tư dĩ phụng tiên
孝 思 以 奉 先
Vị viên nguyện phục viên
未 圓 願 圓 復
Sinh tam tam thế hậu
生 三 三 世 後
Lịch sổ sổ bách niên
歷 數 數 百 年
Thế bát phùng khuyết liệt
世 八 逢 缺 烈
Chu ngũ phục viên toàn
周 五 復 圓 全
Hữu xương hồ nhân thập
右 昌 乎 人 十
Hữu sí hồ song thiên
右 熾 乎 雙 天
Nội ngoại phi nhị chí
內 外非 二 志
Chung thuỷ như nhất nhiên
終 始 如 一然
Long xà yên đắc ngộ
龍 蛇 安 得 遇
Đĩnh xuất tử tôn hiền
挺 出 子 孫 賢
Thiên cơ bất cảm tiết
天 机 不 敢 泄
Bất đắc bất ngôn yên
不 得 不 言 焉
Lư hương cung vu Tổ
香 供 于 祖
Hiện long phi tại thiên
現 龍 飛 在 天
Lược dịch nghĩa:
Vì hiếu đạo, để nhớ đến phụng thờ Tổ Tiên
Chưa tròn (vì còn bị méo), nhưng nguyện sẽ được tròn trở lại
Sinh ra ba ba (ba mươi ba ?) đời sau
Trải qua vài trăm năm (đếm tới vài ba trăm năm sau, tức là khoảng bốn trăm năm sau)
Đời tám gặp bể vỡ (chưa rõ đời tám là gì, hoặc đời nào bị vỡ bể lư hương)
Trọn năm (5) lại vẹn tròn (trọn vẹn, chu toàn 5 ? lại được vẹn toàn tròn trở lại, chưa rõ ý của câu này)
Có được sự hưng thịnh ở (thầy) Nhân Thập vậy (sau đó, khi được vẹn toàn 5 ? thì đến thời của Nhân Thập thì sẽ được hưng thịnh)
Có sáng rực rỡ ở trên bầu trời (nghĩa đen là cháy sáng mạnh mẽ trên bầu trời, nhưng có thể là nghĩa khác vì trên là thầy Nhân Thập, dưới là Song Thiên)
Bên nội, ngoại lòng chẳng chia làm hai (thời cụ Trạng là Trịnh Nguyễn phân tranh Dàng Trong Đang Ngoài, sau là Nam Bắc phân tranh, cuối cùng chẳng chia hai trước sau như rồi sẽ là một – thống nhất hai miềm Nam Bắc)
Trước sau như một thế thôi
Rồng rắn yên được gặp (chữ long xà ám chỉ bậc phi thường)
Sinh ra con cháu vượt trội hiền tài
Cơ Trời chẳng dám tiết lộ (thời cơ ở nơi trời không dám tiết lộ)
Đừng (nói) chẳng được (nên) phải nói ra vậy
Lư hương để thờ cúng Tổ Tiên
Rồng hiện bay ở trời
BÀI THỨ BA
Hầu khứ kê lai hợi nguyệt kì
猴 去 雞 來 亥 月 期
Quốc tận dân tàn thế lực suy
國 盡 民 残 势 力 衰
Huyết chiến đê đầu nhân huyết chiến
血 戰 低 頭 人 血 戰
Quốc quân hãm nịch quốc quân nguy
國 君 陷 溺 國 君 危
Nhân nhân giai dĩ Chu vi Tống
人 人 皆 以 周 爲 宋
Phong nghĩ tung hoành thị mạc vi
蜂 蟻 縱 橫 是 莫 爲
Thượng đảo hạ huyền nhân vô thủ
上 倒 下 懸 人 無 首
Kham tiếu không huyền đoạn thất ki
堪 笑 空 懸 断 失 期
Lược dịch nghĩa:
Khỉ đi gà đến kỳ (hẹn)tháng hợi
Nước hết dân tàn thế lực suy
Huyết chiến cắm đầu vào huyết chiến
Quốc quân chìm hãm quốc quân nguy
Người người đều lấy (nhà) Chu làm (nhà) Tống
(Ý nói là mọi người đều nhẫm lẫn, nhà Chu mở ra một vận hội mới, một thời thịnh trị văn minh, còn nhà Tống yếu kém lại đi về hướng hủ nho, hủ lậu, suy đồi … làm mất nước)
Ong kiến tung hoành làm được chi ?
Đảo lộn dưới trên đầu chẳng có
Nực cười treo lửng … mất thời cơ.
Một ngày thu năm Nhâm Dần (1542) đang tựa án đọc sách, chợt thấy mây ngũ sắc hiện ra, Trạng liền gieo quẻ bói xem thời vận nước nhà, lúc ấy đời vua thịnh trị nhất triều Mạc là Mạc Đăng Doanh mới mất, Trạng bốc được quẻ Càn, động hào Sơ cửu, liền đoán :
Liên Mậu, Kỷ, Canh, Tân
Can qua sinh sác biến
Nghĩa là loạn liên tiếp vào năm Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi (1548 – 1549 – 1550 – 1551), rồi cụ lại giảng tiếp cho học trò là Trương Thời Cử rằng :
Bốc đắc Càn thuần quái
Sơ cửu thoái tiềm long
Ngã bát thế chi hậu
Binh qua khởi trùng trùng
Ngưu tinh tụ Bảo giang
Đại nhân cư chính trung
Dịch nghĩa :
Bói được quẻ thuần Càn
Hào sơ cửu rồng lui ẩn
Tám đời sau ta
Binh biến khởi trùng trùng
Sao Ngưu tụ Sông Quí
Đại nhân ở chính giữa
(Có bản chép câu 5 là: Tinh tụ Bảo giang thượng nghĩa là Sao tụ trên Sông Quí ).
Bài này chính là chìa khóa để mở mật ngữ và ẩn nghĩa trong toàn bộ Sấm Trạng Trình, một bài Sấm không ai phủ nhận được giá trị chân xác may mắn được truyền lại, trong khi tập Sấm đã bị tam sao thất bản, thêu dệt thêm bớt qua 500 năm.
Bói được quẻ Càn (Trời), thấy rồng lui ẩn, hồng vận chân chúa chưa xuất hiện, tám đời sau, khoảng 1735 khi Tiến sĩ Vũ Khâm Lân tới thăm hậu duệ đời thứ 7 và thứ 8 của Trạng Trình tại chính nền nhà xưa, đúng là thời loạn liên tiếp giữa các phe Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn … Cho tới triều Nguyễn Gia Long cũng chỉ được hơn 60 năm lại bị Thực dân xâm lăng, mà trong 60 năm đó, loạn lạc vẫn liên miên tại miền Bắc bộ (riêng hai đời Minh Mệnh, Thiệu Trị 1820 – 1847 đã có tới 250 vụ loạn), cho tới thập niên 1980 mới tạm gọi là yên ổn. Phải đợi tới khi sao Ngưu, chủ tinh của bậc đại nhân xuất hiện trên Bảo giang thì đất nước mới lại phục hưng, đại hồng vận non sông mới rực rỡ.
Trích VSSL – LVV
BÀI CƠ BÚT CỦA CÔNG CHÚA LIỄU HẠNH
(Chúa Liễu giáng cơ bút)
Hoành sơn một dải ra vào,
Cuốc kêu vọng đế, cáo gào giả vương.
Cung trăng đã sẵn trời dương
Giang sơn lại mở một trường xuân thu.
Tên đâu ba mũi phục thù,
Khen cho Khắc Dụng bày trò cho con.
Ngọn cờ phất phới đầu non.
Thạch Thành mèo lại bon bon chạy về.
Dặm đường lai láng máu dê.
Con quay ngả trắng ba que cuộc tàn.
Trời Nam vận ở Viêm bang
Chân nhân đâu đến những phường thầy tăng;
Đồng dao lại có câu rằng:
Non xanh mà mọc trắng răng mới kỳ
Bây giờ quét sạch thử ly.
Ai ơi nhớ lấy thiên ky kẻo lầm.
Đương khi sấm sét ầm ầm.
Ấy là khí số để găm trị bình.
Vũ phu mà bức thư sinh.
Long ô chấp cả mấy anh Thuỷ Hoàng.
Nực cười cho lũ bàng quan.
Cờ tàn mà lại tính đường đẩy xe.
Thôi thôi mặc lũ thằng hề.
Gió mây ta lại đi về gió mây.
BÀI GIÁNG BÚT CỦA VÂN HƯƠNG THÁNH MẪU
(Tại Đền Ngọc Sơn, Hà Nội 1938.)
Thiên cơ chẳng dám nói ra
Có duyên đã gặp thì ta đãi lòng
Ba mầu đến độ suy vong
Khỉ về Gà gáy, vầng hồng nổi lên
Cúc vàng rót chén rượu tiên
Uống mà xem lũ đảo điên luân thường
Mèo lùi Cáo nắm kỷ cương
Tương tàn cốt nhục nhiễu nhương lạ kỳ
Nhân gian mấy độ hợp ly
Đồng hoang nhuộm máu kinh kỳ tả tơi
Quỉ Ma giao chiến khắp nơi
Quỉ ở trên trời, Ma ở dưới hang
Cỏ cây non nước điêu tàn
Quỉ nọ ra hàng, Ma ấy mới thôi
Vẩy Rồng tạm tách làm đôi
Bóng câu in dấu muôn đời nhuốc nhơ
Kể từ đôi ngũ nằm chờ
Thầy Tu mở nước bấy giờ mới hay
Chẳng qua cũng giống Quỉ Tây
Ma tàn Quỉ hết đến ngày Long-Hoa
Khỉ về Gà gáy oa oa
Khắp nơi lại dấy can qua kinh trời
Quỉ Ma đến lúc đi đời
Phụ Nguyên Trời đã định ngôi sẵn sàng
Chó mừng tân chủ rõ ràng
Bốn phương tấp nập lên đàng hồi hương
Long Hoa muôn thuở biên cương
Việt Thường con cháu Tiên Rồng vẻ vang.
Lời bàn: Phụ Nguyên 阝元: họ Nguyễn 阮 này là ám chỉ họ Nguyễn Gia Long Nguyễn Ánh mở đầu triều đại nhà Nguyễn, và nói về Nguyễn Bảo Đại cuối cùng của họ Nguyễn đã chấm dứt.
Phụ Nguyên 阝元 : họ Nguyễn 阮 tức là vị Thánh ở núi Tản Viên, đức Tản Viên Sơn Thánh Nguyễn Tuấn thuộc đời Hùng Vương thứ 18.
Nguyên Phụ ấy thực ở  rày Tào Khê …
Nguyên Phụ trời đã định ngôi sẵn sàng …
Chữ Khỉ, Gà và Chó được nhắc rất nhiều trong Sấm Trạng, có thể là xác định thời gian Thánh Chúa, Thánh Quân, Vị Lãnh Đạo đất nước ra đời (xuất thế) hoặc chào đời (mới sinh), có họ khác với vị Thánh Nhân mà trong những bài tiên tri của Mã Tiền khóa, Thôi Bối đồ và Thiêu Bính ca nhắc tới vị Thánh Nhân này.
1. Vị Thánh Nhân này mở ra hội Long Hoa cho toàn thế giới, Thánh Nhân có tài phép siêu việt siêu quần xuất chúng khác với vị Thánh Quân :
Thánh nhân năng hóa loạn uyên nguyên (Thiêu Bính ca) …
Ngũ bách niên gian xuất Thánh Quân
Thánh Quân (vua) thượng vấn Chân Nhân (Thánh Nhân) xuất
Chửng hoạn cứu nạn (Mã Tiền khóa)
Thị duy Thánh Nhân …
Đệ ngũ thất tượng: Canh Thân Đoái hạ Đoái thượng Đoái (Thôi Bối đồ)
Sấm viết: vật cực tất phản, dĩ độc chế độc, tam xích 尺 đồng tử, tứ di triệp phục
Tụng viết: Khảm Li tương khắc kiến thiên nghê, thiên sử tư nhân nhị sát ky, bất tín kì tài sản Ngô Việt, trọng dương tòng thử tập binh sư
Kim Thánh Thán: thử tượng ngôn Ngô Việt chi gian hữu nhất đồng tử, năng xuất kì chế thắng, tương liệu nguyên chi hỏa phác diệt tịnh tẫn, nhi ách vận tự thử chung hĩ, hựu nhất trì dã
Sấm viết: sự vật đến cùng cực ắt hẳn (sẽ phải) trở về (trả lại như trước đây), dùng độc (độc kế, cách thức đặc biệt kì lạ) (để chế ngự) ác độc, đứa trẻ (cao) ba thước (chữ xích 赤 còn có nghĩa là sắc đỏ phương Nam, tam xích đồng tử, xích tử :  赤子  con đỏ.), bốn bên sợ (mà) bội phục.
Tụng viết: Trong bầu trời nhỏ bé (lẽ của tự nhiên) thấy rõ là Li Khảm (nước lửa) khắc lẫn nhau, trời sai khiến người ấy (Thánh Nhân xuống để) khéo léo (làm cho) ngừng thôi (không còn) đánh giết (lẫn nhau nữa), chẳng (thể) tin (được là người có) tài năng kì lạ (lại) sinh ra ở (nơi đất) Ngô – Việt, (vì) tôn trọng (đức độ của Thánh nhân to lớn) mênh mông (như biển cả cho nên các nơi) tuân theo bèn lui binh lính cất buông vũ khí.
Kim Thánh Thán: cảnh tượng này nói ở trong khoảng (đất nước của) Ngô – Việt có một người con trai (Thánh Nhân), có tài năng kì lạ làm ra được (bãi binh, buông vũ khí), coi như là nguồn gốc của lửa bốc cháy (chiến tranh) (được dập tắt) tan mất (các nơi) hoàn toàn tĩnh lặng (được thanh bình), thời vận khốn ách khổ sở bèn tự nhiên mà kết thúc vậy, lại cùng (nhau) sửa chữa (xây dựng lại đất nước).
2. Còn vị Thánh Quân thì mở ra vận hội mới cho nước Việt Nam
Thầy Nhân Thập : trước đây các vị tiền bối đã giải đoán là chữ Tản  傘 vì có chữ Nhân  人 và 4 chữ Nhân nhỏ với chữ Thập 十 thành chữ Tản 傘, nhưng sao lại gọi là Thầy ?, ba chữ Thầy Nhân Thập đọc và viết theo pháp âm chữ Nho là Thập Nhân Tử 十人子 (chữ Tử còn gọi là Thầy như Lão Tử, Trang tử, Khổng Tử …), vậy chữ Thập Nhân Tử còn có nghĩa là chữ Lí 李 (họ Lý). Đây có thể là họ của vị Thánh Quân và thời gian vị Vua này xuất hiện là ở chữ Phá Điền.
Phá Điền : còn là một ẩn ngữ chưa rõ là thời gian nào để có vị Lãnh đạo đất nước ra đời hay xuất thế để xây dựng lại nước Việt Nam. Chữ Phá Điền này là nói về thời gian vị Vua, Thánh Chúa, Thánh Quân xuất hiện
Phá điền Thiên tử giáng trần …
Phá điền tự kiến văn minh hội
Chó vẫn đuôi mừng Thánh Chúa (vua Thánh, Thánh Quân, Minh Quân …)
Chó mừng tân Chúa rõ ràng …
Có Thầy Nhân Thập đi về
Tả hữu phù trì cây cỏ làm binh …
Lục thất nguyệt gian : là thời gian mà Thánh Nhân xuất hiện để giúp đời mở ra hội Long Hoa trên toàn thế giới.
BỒ TÁT TUỆ TRUNG – ÐÔNG A TRÚC LÂM YÊN TỬ
Sáng Tổ ( Phóng Cuồng Hòa Thượng) Bài Giáng Bút – 1944
Bồ Tát Tuệ Trung là con cuả đức Trần Hưng Ðạo, trước khi đi tu ngài từng làm đại tướng trong trận chiến chống quân Mông. Miếu thờ ngài rất linh thiêng , năm 1944 vì nước nhà loạn lạc nên một số nhân sĩ lên miếu ngài hỏi thăm việc nước. Ðây là bài thơ (sấm) ngài đã giáng bút truyền cho:
Như thị ngã văn: Như ta nghe rằng
Kim ô lạc địa: Quạ vàng rơi xuống (quạ vàng – mặt trờì – cờ Nhật thua trận)
Tinh đáo thanh thanh: Sao đến xanh xanh (Cờ Mỹ sao trên nền xanh – Mỹ đến VN)
Xích xích kim tinh: Ðỏ đỏ sao vàng (Cờ đỏ sao vàng)
Ðế hệ ngũ thế: Ðế hệ năm đời (Đời thứ năm triều Nguyễn Bảo Ðại chấm dứt)
Nhị quỉ tranh phong: Hai quỉ giành thắng (Chiến tranh Pháp – Cộng)
Mộc mã ung dung: Ngựa gổ thong dong (Năm Giáp Ngọ 1954 còn thong thả dễ dàng)
Hoàng Long dĩ trảm: Rồng vàng bị chém (Chia đôi đất nước)
Hầu ngộ thanh dương: Khỉ gặp dê xanh (Năm Ất Mùi tháng Thân 7-1955 )
Hắc hắc thiết vi:  Ðen đen sắt vây (Mầu đen –  Khảm,  miền Bắc màn sắt bao quanh đen tối)
Bách tính Nam quy: Trăm họ về Nam
La sát nhập địa:  La sát vào đất (Quỷ La sát vào đất)
Lục trúc cao phi: Trúc xanh bay cao (Biểu tượng cầm quyền NĐD bay đi)
Thạc thử kí tận: Chuột lớn đã hết (NVT tứ trụ 4 Tí – đã hết)
Chúng sinh đa nạn: Chúng sinh nhiều tai nạn (1975)
Nhị  thập nhật minh: Ngày thứ hai mươi
Thố ngộ thanh long: Thỏ gặp rồng xanh
Kê khuyển ngộ xà: Gà chó gặp rắn
Ðịa Tạng tru ma:  Ðịa Tạng bồ tát diệt ma
Bách tính tôn phục: Trăm họ quy phục
Tứ phương qui gia: Bốn phương về nhà

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Nghe nỗi ngậm ngùi


Nghe Nỗi Ngậm Ngùi

Muốn gói chút nắng Sài Gòn
Gởi qua bên ấy…gởi lòng bên ni
Gởi luôn nửa tuổi xuân thì
Người còn để lại từ khi chia lìa
Gởi Người một chuỗi sầu khuya
Liêu xiêu hè phố tàn khuya Sài Gòn
Gởi Người nửa giấc lạnh đông
Hắt hiu hồn mộng mênh mông chiếu giường
Gởi Người lúng liếng môi cười
Dư âm còn đọng một đời khó quên
Gởi Người hai chữ “ yêu em “
Đã thành cổ tự khắc lên tháp ngà

Ngồi đây níu hỏi mây xa
Có chăng bên ấy bóng tà huy xưa
Người còn chờ ánh sao thưa
Đếm từng tuổi mộng kịp vừa trăng lên
Chim bay bỏ mái tranh hiền
Bỏ luôn cánh võng hàng hiên quê nhà
Bây chừ đông lạnh mưa qua
Còn ai núp dưới hiên nhà đợi mưa
Người đi từ buổi giao mùa
Có không bên ấy gió lùa tóc mây
Vai  Người hơi ấm còn đây
Giọt mưa rụng xuống ngập đầy chiêm bao
Từ hồi hai bóng chung đôi
Lòng đâu cổ tích mà ngồi ngóng trông
Bây chừ bên ấy lạnh đông
Người ơi, còn giọt lệ thầm chực rơi ?
Cho tui chung chút bùi ngùi
Phố khuya Lê Lợi còn tui còn Người
Hình như Người rớt tiếng cười
Trên đường Nguyễn Huệ loãng vơi tuổi buồn
Tui đi nhặt bỏ vào hồn
Để tui có một Sài Gòn của tui
Bây giờ đi dưới nắng ui
Người ơi, nghe nỗi ngậm ngùi vây quanh

Tuyền Linh
5.2012





Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Nhạc kèm theo Ca Từ


EM, VẦNG TRĂNG TRÊN BIỂN ĐẢO
Nhạc & lời: Nguyễn Văn Thơ
Hòa âm: Phan Thanh Hùng
Trình bày: Lệ Tuyền

Xin quý vị chịu khó nghe hết bản nhạc nền ƠN EM MỘT ĐÓA SEN NỒNG, rồi hãy nghe nhạc phẩm EM, VẦNG TRĂNG TRÊN BIỂN ĐẢO. Xin cám ơn !






Em, vầng trăng trên biển đảo

Em vẫn đó, vầng trăng treo trên biển
Nhìn anh lặng thầm đứng canh gác đảo xa
Thương anh quá, trăng hôn lên vầng trán
Là tình em những lúc anh xa nhà.
Hỡi anh lính giữ quê hương biển đảo
Muôn con tim luôn hướng về các anh
Em vẫn là em, vầng trăng muôn thuở
Mãi bên anh khi chớp bể mưa nguồn

Khi quân thù muốn lăm le cướp biển
Muốn lấn trời lấn biển của chúng ta
Vững tay súng, anh sẵn sàng chiến đấu
Đây Hoàng Sa lên tiếng gọi Trường Sa !
Lòng bất khuất trung kiên anh lính đảo
Diệt quân xâm lược, quyết bảo vệ non sông
Ta quyết chí một lòng gìn giữ đảo
Đảo là nhà, biển cả là quê hương.

Nguyễn Văn Thơ
2016

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Em, Đà Lạt


Em, Đà Lạt

Nắng nghiên rọi lên vùng trời cổ tích
Gió lang thang hôn suối thác khe ghềnh
Em rạng ngời áo lụa ngát thông xanh
Ơi Đà Lạt, em ngàn năm vẫn thế !

Ta về đây sau những ngày dâu bể
Chặng cuối đời ta quyết định dừng chân
Chẳng nơi nào rũ được áo phong trần
Em, Đà Lạt nơi dung thân rất tuyệt

Ta và Em gặp nhau trong tiền kiếp ?
Sao thơ ta óng mượt cúc dại vàng
Nhạc tấu lời, đào nụ hé môi ngoan
Yêu biết mấy suối ngàn ru thông biếc !

Em xõa tóc, thác ngàn trông diễm tuyệt
Em cất lời, róc rách suối gọi trăng
Lời tình nào ngọt lịm tựa môi em
Xin cho nhắp chén quỳnh tương huyền thoại ?

Từ lâu rồi lòng ta dường khép lại
Nỗi u trầm đè nặng trái tim đau
Hôm nay đây, ôi giây phút nhiệm mầu
Em, Đà Lạt đón ta ngàn hoa cỏ

Dốc dã quỳ năm xưa vẫn còn đó
Xin cám ơn núi thác đã chở che
Con đường mòn mà ta đã đi quen
Hoa vẫn nở vàng tươi khoe sắc thắm

Em, Đà Lạt đẹp trăng rằm mười sáu
Tình đôi ta đã tròn vẹn câu thề
Ai đã từng có năm tháng xa quê
Mới cảm nhận được nỗi lòng người xa xứ

Ta về đây sẽ không bao giờ đi nữa
Treo lời thề lên đỉnh Lang Biang
Một mai kia khi ta có từ trần
Ôm nắm đất bazan rời cõi tạm

Tuyền Linh

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

CĂN VẶN


CĂN VẶN
Hải Thăng

Tôi là người Kinh dòng Kinh Bình dị, sống hiền hòa, nhân ái luôn muốn giải quyết các mâu thuận bằng phương pháp hòa bình.
Vợ tôi lại là người Thái dòng Thái lọ. Các bạn biết đấy Thái dòng Thái lọ là kinh khủng nhất trong các dòng Thái. Đáo để, chanh chua, ngoa ngoắt... nhiều khi phát khiếp; không thật thà, thùy mỵ như dòng Thái Đen, Thái Trắng miền Tây Bắc đâu. 
Do sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đất chật người đông nên thường hay va chạm. Cách giải quyết va chạm chủ yếu bằng cả vú lấp miệng em nên lấy cãi vã to tiếng là chủ đạo. Cái bé hay xé ra to. Nhiều cái chỉ thấy hiện tượng thôi đã làm toáng lên. Một lần còn khuyên, hai lần còn gàn; rồi nó xảy ra như cơm bữa thành thử tôi chán mà thây kệ. Thây kệ lâu lâu thành sợ. thấy chồng sợ, vợ càng lấn tới.
Một hôm vợ vào kiểm duyệt tài khoản Phây Búc của tôi thấy một chia sẻ vẻn vẹn có mỗi chữ "Hi". Bà ta nhăn mặt căn văn:
- Ai đây?
- Bạn mới. 
- Thái hay Kinh?
- Không biết
- Nam hay nữ?
- Không biết
- Trẻ hay già?
- Không biết.

- ....
- Không biết sao kết bạn?
- Thấy mời - Thì kết.
- Có biết tiếng Thái không?
- Có.
- Biết là cái gì không?
- Có.
- Cái gì? Bà ta nhăn mặt quát.
- Cái mà nhiều người đàn ông thích.
- Có thích không?
- Có.
- Thích kiểu gì?
- Các kiểu.
- Bao nhiêu kiểu?
- Một.

- Sao bảo các kiểu?
- Nhưng chỉ được thích một kiểu thôi.
- Kiểu gì?
- Truyền thống.
- Nói rõ ra! Bà nghiến răng trợn mắt ra lệnh.
- Thì mỗi kiểu phổ thông hàng ngày bà biết rồi còn hỏi.
Nói xong mình lẳng lặng ra ngoài chứ cứ ở đây có nguy cơ bất lợi. Trên đường đi mình nảy ý định làm thơ thanh minh. Nên có thơ rằng:
.
CHIA SẺ TRÊN PHÂY
Hải Thăng 
.
Chia sẻ với mình mỗi chữ Hi
Làm cho mình chả hiểu là gì?
Bạn Phây người Kinh hay người Thái 
Tàm tạm tiếng Kinh - Thái sướng hỳ



http://dacudangtri.blogspot.com/?expref=next-blog

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

ĐÔI LỜI XIN ĐƯỢC CẢM THÔNG


ĐÔI LỜI XIN ĐƯỢC CẢM THÔNG
Hải Thăng

Nói bận thì cũng chả bận gì.
Mà nói là không bận thì cũng không đúng; bởi tôi có rất ít thời gian giành cho blog. Cụ thể hơn thời gian rỗi rãi của tôi chỉ tính bằng năm, mười phút một xen kẽ nhau. Với những mẩu thời gian ấy làm gì? viết gì?. 
Trong suốt thời gian qua tôi chuyên xào xáo, đăng lại, đăng đi các bài cũ. Thơ mới thì nhổ nháo, chưa chín đã bày lên đĩa, nếm vào còn ngai ngái, hăng hăng mùi nguyên liệu. Đưa vào chưa đến miệng nhiều người đã ọe ra; nếu cố nuốt thì dễ sinh bệnh.

Trang thơ HƯƠNG SẮC TÌNH QUÊ được thành lập để phục vụ các bạn hữu yêu thơ ở nhiều địa phương (Bạn của tôi) và tổ thơ Cụm 9 (Nay là khu dân cư 13). Tác giả gồm những người yêu thơ và làm thơ không chuyên. Nói rõ hơn là mới tập làm thơ, câu thơ chưa tròn vành rõ nghĩa (Kể cả "Tổng biên tập" là tôi: Hải Thăng). Trước đây tôi có anh Thọ Trường giúp sức, nay anh cũng ............. thượng sơn mất rồi. Do vậy Trang thơ HƯƠNG SẮC TÌNH QUÊ xin chuyển hướng hoạt động.
Từ nay chúng tôi sử dụng tính năng đăng bài bán tự động; lập trình cho từng tháng.

Vậy thông báo và cảm phiền các bạn bè thân bằng cố hữu gần xa; thông cảm cho gia chủ trong các trường hợp chậm trả lời các nhận xét của bạn đọc hay không đến giao lưu đáp nghĩa được.

Do hoàn cảnh mà vậy - Mong được lượng thứ!.

Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2016
Trang thơ HƯƠNG S ẮC TÌNH QUÊ